Banggiachudautu.vn – Dự Án Đường cao tốc Bắc – Nam (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) đây là tên gọi thông dụng nhất của một tuyến đường cao tốc Việt Nam, có vị trí nằm rất gần quốc lộ 1A huyết mạch, thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc. Tuy nhiên, khác với quốc lộ 1A nối dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Dự án cao tốc Bắc – Nam chỉ nối từ Hà Nội tới Cần Thơ.

du an cao toc bac nam 1 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

Dự án cao tốc Bắc – Nam có tổng chiều dài 1.811 km, với điểm đầu là nút giao Pháp Vân – Hà Nội điểm cuối là nút giao Chà Và – Cần Thơ. Các điểm khống chế của tuyến đường bộ cao tốc cũng đã được xác định, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, chạy gần như song song với quốc lộ 1A hiện tại cũng đang được nâng cấp mở rộng.

Đường ôtô cao tốc Bắc – Nam được xây dựng bao gồm 16 đoạn tuyến với các điểm nút là: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận và Cần Thơ. Theo Quy hoạch chi tiết toàn tuyến CT.01, có các đoạn tuyến được đầu tư xây dựng đến năm 2015 có tổng chiều dài 433 km, tổng mức đầu tư khoảng 53.135 tỷ đồng, là:

  • TP HCM – Trung Lương: đã thông xe vào năm 2010
  • Hà Nội – Ninh Bình: đã thông xe vào năm 2012
  • Long Thành – Dầu Giây: đã thông xe vào năm 2015
  • Đà Nẵng – Quảng Ngãi: đã thông xe vào năm 2018
  • Long Thành – Bến Lức: sẽ thông xe vào năm 2020
  • Trung Lương – Mỹ Thuận: sẽ thông xe vào năm 2020
  • Mỹ Thuận – Cần Thơ: sẽ khởi công vào năm 2019.

du an cao toc bac nam 2 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

Từ năm 2016 – 2020 đầu tư các đoạn, với tổng chiều dài 713 km, tổng mức đầu tư khoảng 130.216 tỷ đồng, là:

  • Ninh Bình – Thanh Hóa: sẽ thông xe vào năm 2022
  • Thanh Hóa – Hà Tĩnh: sẽ thông xe vào năm 2022
  • Quảng Trị – Đà Nẵng: sẽ thông xe vào năm 2022
  • Nha Trang – Phan Thiết: sẽ thông xe vào năm 2022
  • Quảng Ngãi – Bình Định: sẽ thông xe vào năm 2022
  • Phan Thiết – Dầu Giây: sẽ thông xe vào năm 2022

Giai đoạn 2021 – 2025 đầu tư các đoạn: Hà Tĩnh– Quảng Bình, Quảng Bình – Quảng Trị, Quảng Ngãi – Bình Định, Bình Định – Nha Trang và mở rộng đoạn La Sơn – Túy Loan. Tổng số 659 km, tổng mức đầu tư 113.096 tỷ đồng.

Giai đoạn sau năm 2025: Đầu tư xây dựng dự án đoạn Cần Thơ – Cà Mau và hoàn chỉnh toàn tuyến, tổng mức đầu tư 69.123 tỷ đồng.

du an cao toc bac nam 10 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

Các tuyến khi xây dựng:

  • Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thuộc địa phận Hà Nội, dài 30 km, theo hướng tuyến đã được xây dựng, quy mô 4 làn xe, tiêu chuẩn đường cấp 1 đồng bằng. Công trình đã hoàn thành giai đoạn 2, lên 6 làn xe vào cuối năm 2018.
  • Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (Cầu Giẽ – Mai Sơn) có tổng vốn đầu tư là 8.974 tỷ đồng, qua địa phận các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình với chiều dài toàn tuyến là 56 km; điểm đầu là Km 210 trên Quốc lộ 1A, thuộc Hà Nội; điểm cuối là Km 265 + 600 trên Quốc lộ 10, đoạn nối Ninh Bình – Phát Diệm. Tuyến đường dài 56 km, mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ xe chạy thiết kế từ 100 đến 120 km/h.
  • Đoạn cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn hướng tuyến này đi theo phía đông Quốc lộ 1A, phía tây đường sắt cao tốc Bắc – Nam tương lai, qua các điểm khống chế: Nút giao Cao Bồ, tuyến đi về phía đông xã Yên Bằng, song song với hệ thống đê Cẩm, vượt sông Đáy tại khu vực khu công nghiệp Ninh Phúc, đi trùng với hành lang dành cho đường cao tốc của quy hoạch Khu công nghiệp Ninh Phúc – khu đô thị Tam Điệp.
  • Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa (Mai Sơn – Nghi Sơn) là tuyến đường cao tốc dài 107,28 km, nối hai đầu mối giao thông Ninh Bình và Thanh Hóa thuộc tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, dự án sẽ khởi công vào cuối năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
  • Đường cao tốc Thanh Hóa – Hà Tĩnh ( Nghi Sơn – Bãi Vọt) dài 97 km, bắt đầu từ Nghi Sơn đến điểm cuối giao với Quốc lộ 8A thuộc khu vực xã Đức Thịnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, quy mô 4-6 làn xe, dự án sẽ khởi công vào đầu năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
  • Đường cao tốc Hà Tĩnh – Quảng Bình (Bãi Vọt – Cầu Bùng) dài 145 km, bắt đầu từ điểm giao với Quốc lộ 8A xã Đức Thịnh đến điểm cuối là vị trí nối với đường Hồ Chí Minh tại Km 959 thuộc địa phận huyện Bố Trạch, quy mô đường này chỉ gồm 4 làn xe.
  • Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị (Cầu Bùng – Cam Lộ) dài 117 km, bắt đầu từ Nam cầu Bùng đến Cam Lộ, tương ứng Km 11+922 thuộc tỉnh Quảng Trị, quy mô cũng chỉ với 4 làn xe.
  • Đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng (Cam Lộ – Tuý Loan) dài 182 km, bắt đầu từ Km 11+922 tỉnh Quảng Trị tuyến có điểm cuối nối vào Km 24+100 Quốc lộ 14B tại khu vực Túy Loan, quy mô 4 làn xe.
  • Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (Tuý Loan – Quảng Ngãi)  là cao tốc loại A, tuyến đi qua 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, dài 139 km, có điểm đầu giao với quốc lộ 14B và điểm cuối giao với đường vành đai tại phía Tây thành phố Quảng Ngãi, quy mô 4 làn xe, rộng mặt đường 26m, mặt đường bằng bê tông asphalt với tốc độ lưu thông 120 km/h.
  • Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định (Quảng Ngãi – An Nhơn) dài 170 km, bắt đầu từ giao đường vành đai tại phía Tây thành phố Quảng Ngãi đến điểm cuối tuyến là vị trí giao với Quốc lộ 19 tại địa phận thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định, quy mô 4 làn xe, dự án sẽ được đầu tư sau năm 2020.
  • Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang (An Nhơn – Nha Trang) dài 215 km, có điểm đầu là vị trí giao với quốc lộ 19 tại thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định và điểm cuối tuyến là vị trí giao với đường tỉnh 65-22 tại địa phận xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, quy mô 4 làn xe.
  • Đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết dài 235 km, có điểm đầu tuyến là vị trí giao với đường tỉnh 65-22 địa phận xã Diên Thọ Khánh Hòa và điểm cuối tuyến nằm trên quốc lộ 1A đi Ba Bàu khu vực phía Nam khu đô thị Ngã Hai và khu công nghiệp Hàm Kiệm, tỉnh Bình Thuận, nối với đường cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết.
  • Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 98 km, có điển đầu là vị trí nằm trên quốc lộ 1A đi Ba Bàu và điểm cuối kết nối với dự án đường cao tốc TP HCM – Long Thành– Dầu Giây (khoảng km 41+600 theo lý trình đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây), quy mô 4-6 làn xe.
  • Đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành dài 55,7 km, nối quận 2, TP HCM, tỉnh Đồng Nai. Đường cao tốc này hoàn thành và hoạt động toàn tuyến từ ngày 8 tháng 2 năm 2015.
  • Đường cao tốc Long Thành – Bến Lức được xây dựng theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 bao gồm 4 làn xe chạy và 2 làn dừng xe khẩn cấp. Giai đoạn 2 mở rộng thành 8 làn xe chạy và 2 làn dừng xe khẩn cấp.Trên tuyến có 2 cầu dây văng lớn là Bình Khánh và Phước Khánh (Vượt sông Soài Rạp và Lòng Tàu).
  • Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương dài 39,8 km, nối Long An với Tiền Giang với quy mô 4 làn xe, đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2010. Giai đoạn 2 mở rộng lên 8 làn xe. Lưu lượng xe rất lớn cần được mở rộng.
  • Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ dài 92 km, có điểm đầu là vị trí nút giao Thân Cửu Nghĩa khớp nối với khu vực cuối của đoạn cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và điểm cuối là vị trí tiếp nối với đường dẫn vào cầu Cần Thơ.

du an cao toc bac nam 4 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

du an cao toc bac nam 5 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

du an cao toc bac nam 6 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

du an cao toc bac nam 7 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

du an cao toc bac nam 8 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

du an cao toc bac nam 9 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

Vai trò và nguồn vốn đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam sẽ góp phần nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc Nam, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đồng thời tăng khả năng kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải khác (như đường sắt, cảng biển, sân bay…) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Nguồn vốn đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay; nguồn vốn do các nhà đầu tư huy động để đầu tư xây dựng theo các hình thức như BOT, BTO, BT, PPP (hợp tác Nhà nước – Tư nhân…), trong đó có thể có đóng góp một phần vốn từ ngân sách nhà nước.

Theo Quy hoạch, tổng quỹ đất để xây dựng các tuyến đường là khoảng 1.219.050 ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng của các tuyến đường đã và đang được xây dựng khoảng 53.440 ha, diện tích cần bổ sung thêm khoảng 1.165.610 ha.

Để quản lý chung trên toàn tuyến, Quy hoạch cũng sẽ xây dựng 3 Trung tâm điều hành vùng ở các khu vực phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Các Trung tâm điều hành vùng này liên kết với các nhà điều hành của các đoạn tuyến để điều hành chung, theo dõi hoạt động quản lý khai thác trên toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông nói riêng và toàn bộ mạng đường bộ cao tốc Việt Nam nói chung.

du an cao toc bac nam 3 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

Thông tin chi tiết quy hoạch

Dự kiến cuối tuần này, Bộ GTVT sẽ tổ chức lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông, giai đoạn 2017 – 2020, đoạn Cam Lộ – La Sơn qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Đoạn tuyến này đi trùng với đường Hồ Chí Minh có chiều dài 98,35 km, điểm đầu tại Km 0 (Cam Lộ), thuộc địa phận xã Cam Hiếu, H.Cam Lộ (Quảng Trị), điểm cuối tại Km 102+200 (La Sơn), trùng với điểm đầu dự án La Sơn – Túy Loan thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ.

Quy mô đầu tư giai đoạn đầu gồm 2 làn xe, bề rộng nền đường 12 m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m. T

heo kết quả phân bổ lưu lượng giao thông, lưu lượng trên đường cao tốc đoạn Cam Lộ – đoạn bắc tránh Huế đến thời điểm 2020 hơn 9.000 xe tiêu chuẩn/ngày đêm; đến 2030 là 16.719 – 19.012 xe tiêu chuẩn/ngày đêm; đoạn nam tránh Huế – La Sơn đến thời điểm 2020 xấp xỉ 8.000 xe tiêu chuẩn/ngày đêm; đến 2030 là 14.758 – 17.104 xe tiêu chuẩn/ngày đêm.

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2021. Khi hoàn thành, dự án cùng với đoạn La Sơn – Túy Loan tạo thành tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn – Túy Loan sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa lưu lượng giao thông của QL1A khi tuyến đường đèo và tuyến hầm Hải Vân có sự cố.

Đây là dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đầu tiên được khởi công, trong 11 dự án thành phần (toàn tuyến cao tốc Bắc Nam) phía đông dài 654 km, gồm các đoạn từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh); từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên-Huế); từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long).

du an cao toc bac nam 12 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

du an cao toc bac nam 11 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

du an cao toc bac nam 13 - Căn hộ Akari City có sổ hồng chưa

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Vui lòng nhập thông tin của bạn để nhận thông tin Giá và Giỏ Hàng độc quyền từ chúng tôi