Thông tin về dự án xây dựng Cầu Cần Giờ thay thế cho phà Bình Khánh được rất nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là những nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản. Không chỉ tăng cường khả năng lưu thông dễ dàng cho các phương tiện, công trình hạ tầng này còn góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo đô thị của địa phương, tạo điều kiện cho du lịch biển nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái phát triển. Bài viết dưới đây banggiachudautu.vn sẽ cập nhập thông tin chi tiết về dự án xây dựng cầu Cần Giờ bao gồm về vị trí tọa lạc, tiến độ triển khai, thời gian hoàn thành đưa vào vận hành.
Thông tin sơ lược Cầu Cần Giờ
Nằm trên tuyến đường 7,4 km, cầu Cần Giờ dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m được đầu tư với tổng mức 5.300 tỷ đồng. Theo phương án thiết kế kiến trúc được UBND TP HCM chọn thì Cầu Cần Giờ với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện sẽ là cầu dây văng một trụ tháp. Bên cạnh đó, cầu sẽ được thiết kế sử dụng lan can hình sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu.
Cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8km về phía Nam, điểm đầu của công trình tại nút giao đường 15B (huyện Nhà Bè), điểm cuối kết nối với đường Rừng Sác. Cầu Cần Giờ sẽ thay thế và phá thế độc đạo cho phà Bình Khánh, kết nối khu Nam Sài Gòn đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực, tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch biển nghỉ dưỡng tại huyện Cần Giờ.
Về cụ thể, dự án xây dựng cầu Cần Giờ sẽ vượt sông Soài Rạp tại khu vực hạ lưu phà Bình Khánh hiện hữu, hướng tuyến trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình, huyện Nhà Bè. Sau khi vượt sông, hướng tuyến rẽ sang hướng đông, đi song song với đường dây điện 220KV, tiếp tục vượt sông Chà Và kết nối với đường Rừng Sác.
Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM cho biết, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố thực hiện thủ tục tiếp theo, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Vai trò quan trọng
Huyện Cần Giờ là bán đảo duy nhất của TP HCM hướng ra biển, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 50km, địa thế với hàng chục cù lao lớn nhỏ, tiếp giáp với biển Đông với 20km bờ biển. Hệ sinh thái của Cần Giờ rất đa dạng, phong phú, có rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc. Hiện Cần Giờ có 6 xã là Long Hòa, Bình Khánh, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và một thị trấn là Cần Thạnh.
Thực tế di chuyển từ trung tâm TP HCM đến Cần Giờ, bạn sẽ phải đi qua cầu Tân Thuận, tiếp đó rẽ vào Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát và sau đó chạy về hướng phà Bình Khánh. Đi qua phà, sau đó chạy xuôi theo đường đi khu bảo tồn thiên nhiên Vàm Sát. Việc xây dựng cầu Cần Giờ đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc lưu thông, vận chuyển, giảm đang kể thời gian kết nối giữa huyện đảo và các quận/huyện khác của thành phố, hình thành tuyến giao thông kết nối trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam Sài Gòn.
Đánh thức tiềm năng bất động sản
Sở hữu nhiều ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa nhưng theo các chuyên gia thì với cơ sở hạ tầng hiện tại chưa xứng với tiềm năng vốn có của huyện đảo. Thị trường bất động sản tại Cần Giờ được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng”. Cho đến khi hàng nghìn tỷ đồng đổ bộ vào hạ tầng giao thông, cơ sở tiện ích tại đảo đã mở ra vận hội mới cho vùng đất này.
Bên cạnh việc khởi công xây dựng cầu Cần Giờ thay thế cho phà Bình Khánh hiện hữu, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành chạy qua Cần Giờ cũng chuẩn bị đi vào hoạt động trong thời gian tới đây. Nhận định về tiềm năng phát triển của thị trường, các chuyên gia cho rằng dự án cầu Cần Giờ hoàn thành sẽ tạo lên một kì tích cho huyện đảo tương tự như kì tích tại khu Đông mà hầm Thủ Thiêm tạo ra cách đây hơn 10 năm.
Trên thực tế, diện mạo đô thị của huyện Cần Giờ vài năm rở lại đây đã thay da đổi thịt đáng kể. Với định hướng tập trung quy hoạch phát triển của thành phố, khai thác những thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái của huyện Cần Giờ, song song với đó là xây dựng những khu đô thị thông minh, dịch vụ, resort, khách sạn đẳng cấp,…Hướng tới một khu kinh tế tri thức, thu hút nhà đầu tư trong nước và quốc tế phục vụ cho sự phát triển sau này. Có thể nói Cần Giờ đã mang trong mình những lợi thế độc nhất vô nhị của một thành phố du lịch ngay giữa lòng Sài Gòn.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ về dự án xây dựng cầu Cần Giờ sẽ hữu ích cho bạn đọc, quý khách hàng đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn để đón đầu tiềm năng phát triển trong tương lai của khu vực này, đồng thời tối ưu được lợi nhuận kỳ vọng.
Cầu Cần Giờ Thông Tin mới nhất
10.500 tỷ đồng để chuẩn bị dự án Cầu Cần Giờ Đầu tháng 12 tới, UBND TP.HCM sẽ trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư cho dự án xây dựng cầu Cần Giờ, kết nối hai huyện Cần Giờ và Nhà Bè.
Hồ sơ nghiên cứu hiện đang được Sở GTVT TP.HCM hoàn thành và đang nhận ý kiến của các sở ngành. Hồ sơ sẽ được báo cáo UBND TP vào cuối tháng 11 trước khi trình HĐND thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm. Mục tiêu của công trình là khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong vòng ba năm.
Phối cảnh gần đây nhất về dự án xây dựng cầu Cần Giờ
Hai hướng tuyến được đơn vị tư vấn đề xuất xem xét là hướng 4A và 4B, tương tự nhau và có điểm đầu nối với đường 15B. Trong quy hoạch giao thông của thành phố, đây cũng là hướng mà UBND thành phố đã chọn và được Thủ tướng chấp thuận.
Theo đó, cầu Cần Giờ có chiều dài tổng cộng 7,3 km. Đường dẫn cầu sẽ đi dọc tuyến 15B cách rạch Mương Ngang khoảng 500 m trước khi qua đường Nguyễn Bình và vượt qua sông Soài Rạp. Cầu sẽ nối với đường Rừng Sác tại một địa điểm cách phà Bình Khánh khoảng 2,5 km về phía nam khi sang Cần Giờ. Đường dẫn tại bờ sông phía Nhà Bè là điểm khác biệt giữa phương án 4A và 4B.
Sau khi hoàn thành, Cầu Cần Giờ sẽ được sử dụng để thay thế phà Bình Khánh đã quá tải.
Cầu Cần Giờ, kết nối với đường 15B và cắt qua đường Nguyễn Bình gần khu vực miếu chùa Bà Xứ, là một phương án khác theo hướng kết nối này. Sau đó, cầu sẽ đi qua Cần Giờ, vượt qua sông Soài Rạp, vượt qua sông Chà và kết nối với đường Rừng Rác.
Cầu Cần Giờ được thiết kế với 6 làn xe (4 làn cơ giới, 2 làn thô sơ) với vận tốc 60 km/h. Ngoài cầu chính, dự án cũng sẽ xây dựng một số cầu nhỏ vượt qua Tắc sông Chà, cầu rạch Mương Ngang và sông Chà.
Một trong những dự án giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành vào năm 2023 là Cầu Cần Giờ.
Sở GTVT TP.HCM
Chưa tính lãi vay, công trình được đề xuất đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Tổng vốn đầu tư là hơn 10.500 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách đóng góp gần 50%, còn lại là vốn huy động của nhà đầu tư.