Khám phá bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành: Bản đồ Việt Nam cho biết thông tin chi tiết về vị trí, kích thước của 63 tỉnh thành trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Hi vọng bài viết này có thể cung cấp đầy đủ cho bạn các thông tin cần thiết khi khám phá đất nước tuyệt vời này.
Một vài nét sơ lược về đất nước Việt Nam
Việt Nam có tên đầy đủ là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương. Nhờ vị trí này, đất nước sở hữu những thế mạnh vượt trội về vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế, xã hội, văn hoá,… Được biết đến như trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Việt Nam có 2 thành phố lớn về kinh tế và có lượng dân cư đông đúc là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng được xem như trung tâm văn hoá – xã hội sầm uất bậc nhất cả nước. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế.
Địa hình Việt Nam có độ đa dạng và phong phú trong đó 40% là núi rừng, 40% là đồi và độ che phủ đạt 75% diện tích cả nước. Nhiều dãy núi cao và cao nguyên được hình thành như: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Bạch Mã và các dãy cao nguyên theo dãy Trường Sơn. Hệ thống sông, hồ ở các vùng đồng bằng và các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cung ứng lượng nước hàng năm cho đời sống sinh hoạt cà phát triển kinh tế. Đồng bằng chiếm khoảng 1 phần tư diện tích với 2 đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng này có mật độ dân cư cao, chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao, xếp hạng thứ 16 trên thế giới về độ đa dạng sinh học. Nơi đây là địa điểm chú ngụ cho 16% các loài trên thế giới trong đó cso hơn 15.000 loài thực vật. Hệ thống động vật cũng được tìm thấy với 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú,… Các loài tảo và động vật thuỷ sinh không xương sống, các loài cá biển cũng được tìm thấy đa dạng ở nước này.
Hệ thống giao thông nội địa cũng đa dạng như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ,.. kéo dài từ bắc vào nam và các tỉnh thành trên cả nước. Hệ thống đường bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,… dàu khoảng 222.000 km. Hệ thống giao thông hạ tầng gần như được hoàn thiện, các con đường được trải nhựa và bên tổn hoá, chỉ có số ít là đường đất. Các hệ thống giao thông khác cũng đang được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Là một đất nước sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khu vực này có lượng khách du lịch tăng cao mỗi năm. Các địa điểm du lịch phân bố đa dạng, từ miền núi đến đồng bằng, các tỉnh thành với nhiều di tích lịch sử hay có vẻ đẹp nên thơ trữ tình. Một số địa điểm du lịch nổi bật phải kể đến như: Sa Pa, vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Côn Đảo, Lý Sơn, …. Các viện bảo tàng, lăng Bác, .. nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử cũng như các dấu vết thời cổ đại cũng là địa điểm hấp dẫn nhiều khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Bản Đồ Việt Nam Các Tỉnh Thành Miền Bắc
Bản đồ Việt Nam với các tỉnh thành miền Bắc là tập hợp các vùng địa lý ở phía Bắc nước Việt Nam. Đây là vùng đất trọng điểm của cả nước, có lượng dân cư tập trung đông đúc với trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá là thủ đô Hà Nội. Các tỉnh miền Bắc được chia thành nhiều vùng kinh tế trọng điểm trong đó có Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,…. Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh Lào Cai Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình,… và đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành như Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương,…
Miền Bắc Việt Nam có địa hình tương đối cao, phần diện tích đồi núi chiếm phần lớn tổng diện tích mang lại độ che phủ cao cho khu vực. Ngoài ra, mạng lưới sông ngòi dày đặc kết hợp với lượng mưa quanh năm cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt cũng như việc phát triển kinh tế, xã hội.
Bản Đồ Việt Nam Các Tỉnh Thành Miền Trung
Bản đồ với các tỉnh thành miền Trung là tập hợp các vùng địa lý kinh tế miền Trung của Việt Nam. Miền Trung với diện tích lớn chiếm 45,5% diện tích của cả nước, thu hút lượng dân cư đông đảo và lực lượng lao động năng động. Phía Bắc giáp với khu vực đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi, phía nam giáp với các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông giáp với biển Đông và phía Tây giáp với 2 nước Lào và Cam Pu chia.
Hiện tại khu vực được chia thành 19 tỉnh như trên bàn đồ Việt Nam, phân bố thành 3 tiểu vùng là Bắc Trung Bộ với 6 tỉnh, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Bản Đồ Việt Nam Với Các Tỉnh Miền Nam
Bản đồ Việt Nam với các tỉnh miền Nam là tập hợp các vùng địa lý kinh tế miền Nam của Việt Nam, bao gồm 17 tỉnh thành từ Bình Phước trở xuống phía nam và 2 thành phố sầm uất năng động là Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Các tỉnh thàn hphaan bố thành 2 khu vực là Vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bản Đồ Việt Nam Khu Kinh Tế Và Công Nghiệp
Bản Đồ Du Lịch Việt Nam
Bản Đồ Việt Nam Khu Vực Đông Nam Bộ
Bản Đồ Việt Nam Khu Vực Tây Nguyên
Bản Đồ Việt Nam Khu Vực Nam Trung Bộ
Bản Đồ Việt Nam 5 Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Việt Nam
- Bản Đồ Thành Phố Hồ Chí Minh
- Bản Đồ Thành Phố Hà Nội
- Bản Đồ Thành Phố Đà Nẵng
- Bản Đồ Thành Phố Cần Thơ
- Bản Đồ Thành Phố Hải Phòng
Nguồn: Banggiachudautu.vn